Mục tiêu và Chuẩn đầu ra MIS

       ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
      KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN
                  ------------------------

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

(BẮT ĐẦU ÁP DỤNG CHO KHOÁ 2016)

 

-       Tên chương trình: Hệ thống thông tin quản lý

-       Trình độ đào tạo: Đại học

-       Ngành đào tạo: Hệ thống thông tin quản lý

-       Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

-       Mã ngành đào tạo: 52.34.01.22

-       Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân Hệ thống thông tin quản lý

Phần A: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

MỤC TIÊU CHUNG

Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng phân tích, tư vấn, thiết kế, phát triểntriển khai các giải pháp hệ thống thông tin để giải quyết các vấn đề kinh doanh, quản lý, và đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn lực chất lượng cao trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và và hội nhập quốc tế

MỤC TIÊU CỤ THỂ
Mục tiêu I:  Đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý có đầy đủ kiến thức chuyên môn cần thiết về công nghệ thông tin ứng dụng trong kinh doanh; nắm vững các quy trình kinh doanh và quản trị doanh nghiệp;

Mục tiêu II:  Đào tạo những chuyên gia hiểu rõ sự phối hợp giữa các yếu tố công nghệ, quản trịcon người trong một hệ thống thông tin quản lý, vận dụng các hệ thống thông tin quản lý trong việc giải quyết các vấn đề quản trị của tổ chức;

Mục tiêu III:  Đào tạo đội ngũ những chuyên gia Hệ thống thông tin quản lý có khả năng phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai vận hành các dự án Hệ thống thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế, quản lý;

Mục tiêu IV: Đào tạo những chuyên gia Hệ thống thông tin quản lý có khả năng đánh giá, lựa chọn, đề xuấttư vấn các giải pháp dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại để giải quyết các vấn đề quản trị cụ thể trong quản lý và điều hành tổ chức, doanh nghiệp; Có khả năng và tầm nhìn trong việc ứng dụng các công nghệ quản lý hiện đại để tăng cường hiệu quả quản trị dẫn đến tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế;

Mục tiêu V: Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt.

Phần B: CHUẨN ĐẦU RA CẤP ĐỘ 3  

Chuẩn đầu ra chương trình

1. CÁC KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

1.1 KIẾN THỨC KHOA HỌC CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH HTTTQL

1.1.1

Toán học

1.1.2

Tin học

1.1.3

Kinh tế

1.1.4

Quản lý

1.1.5

Pháp luật

1.1.6

Kiến thức về chính trị, xã hội, tâm lý

1.2 KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH HTTTQL

1.2.1

Các mô hình tổ chức, lưu trữ, xử lý và khai thác dữ liệu

1.2.2

Hạ tầng công nghệ thông tin

1.2.3

Kỹ thuật lập trình

1.2.4

Các phương pháp Phân tích và Thiết kế hệ thống, ngôn ngữ mô hình hóa

1.2.5

Kế toán quản trị

1.2.6

Hệ thống thông tin quản lý

1.2.7

Thương mại điện tử

1.3 KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH HTTTQL

1.3.1

Phát triển ứng dụng kinh doanh và quản lý

1.3.2

Các Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

1.3.3

Các quy trình kinh doanh và quản lý

1.3.4

Các mô hình tích hợp giữa các quy trình kinh doanh với hệ thống thông tin

1.3.5

Các mô hình hỗ trợ ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu

1.3.6

An ninh hệ thống thông tin

1.3.7

Chiến lược phát triển HTTT

2. KỸ NĂNG, PHẦM CHẤT CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP

2.1 CÓ KHÀ NĂNG LẬP LUẬN, PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ BẰNG CÁC GIẢI PHÁP HTTTQL

2.1.1

Xác định và phát biểu vấn đề

2.1.2

Mô hình hoá vấn đề và giải pháp

2.1.3

Ước lượng và phân tích định tính

2.1.4

Khả năng phân tích với các yếu tố bất định

2.1.5

Hình thành giải pháp và các đề xuất

2.2 CÓ KHÀ NĂNG THỬ NGHIỆM, NGHIÊN CỨU VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC

2.2.1

Xây dựng giả thuyết

2.2.2

Sử dụng các kỹ thuật khảo sát

2.2.3

Điều tra thực nghiệm

2.2.4

Kiểm định giả thuyết và bảo vệ giả thuyết

2.3 KHẢ NĂNG TƯ DUY TẦM HỆ THỐNG

2.3.1

Khả năng tư duy tổng thể hệ thống

2.3.2

Xác định các thành tố và tương tác giữa các thành tố trong hệ thống

2.3.3

Xác định mức độ ưu tiên, cấp phát nguồn lực, điều chỉnh và giải quyết tranh chấp giữa các thành tố

2.4 CÓ NHẬN THỨC VỀ TƯ TƯỞNG, THÁI ĐỘ VÀ TINH THẦN HỌC TẬP

2.4.1

Sáng kiến và sẵn sàng quyết định chấp nhận rủi ro

2.4.2

Kiên trì, sẵn sàng và quyết tâm, tháo vát và linh hoạt

2.4.3

Tư duy sáng tạo

2.4.4

Tư duy suy xét

2.4.5

Sự tự nhận thức, nhận thức về kiến thức và tích hợp kiến thức

2.4.6

Học tập và rèn luyện suốt đời

2.4.7

Quản lí thời gian và nguồn lực

2.5 ĐẠO ĐỨC, CÔNG BẰNG VÀ CÁC TRÁCH NHIỆM KHÁC

2.5.1

Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và trách nhiệm xã hội

2.5.2

Hành xử chuyên nghiệp

2.5.3

Có tầm nhìn và định hướng trong cuộc sống

2.5.4

Cập nhật kiến thức và thông tin trong lĩnh vực kinh doanh và Hệ thống thông tin quản lý

2.5.5

Chấp nhận sự khác biệt và công bằng

2.5.6

Tin cậy và gắn bó với tổ chức

3 LÀM VIỆC NHÓM VÀ GIAO TIẾP

3.1 LÀM VIỆC NHÓM

3.1.1

Hình thành nhóm hiệu quả

3.1.2

Hoạt động nhóm

3.1.3

Phát triển nhóm

3.1.4

Lãnh đạo nhóm

3.1.5

Làm việc với các loại nhóm khác nhau

3.2 GIAO TIẾP

3.2.1

Lựa chọn chiến lược giao tiếp

3.2.2

Lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp

3.2.3

Giao tiếp bằng văn bản

3.2.4

Giao tiếp thông qua các phương tiện điện tử và đa truyền thông

3.2.5

Giao tiếp bằng đồ họa

3.2.6

Thuyết trình

3.2.7

Hỏi, nghe và đối thoại

3.2.8

Đàm phán, thỏa hiệp và giải quyết xung đột

3.3 GIAO TIẾP BẰNG NGOẠI NGỮ

3.3.1

Giao tiếp bằng tiếng Anh (TOEIC 4 kỹ năng: Nghe, đọc 500; Nói viết 221 hoặc các chứng chỉ khác tương đương)

4. NĂNG LỰC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI HTTTQL TRONG DOANH NGHIỆP

4.1 XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BỐI CẢNH BÊN NGOÀI HỆ THỐNG

4.1.1

Vai trò và trách nhiệm cử nhân ngành HTTT

4.1.2

Tác động của lĩnh vực HTTTQL đối với xã hội và môi trường

4.1.3

Các quy tắc xã hội của lĩnh vực HTTTQL

4.1.4

Các bối cảnh lịch sử và văn hóa

4.1.5

Phát triển một quan điểm toàn cầu

4.2 BỐI CẢNH DOANH NGHIỆP VÀ LĨNH VỰC KINH DOANH

4.2.1

Các hình thái văn hóa doanh nghiệp

4.2.2

Tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp

4.2.3

Nhận diện cơ hội kinh doanh thông qua triển khai và vận hành các HTTTQL

4.2.4

Các mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

4.2.5

Các mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có quy mô toàn cầu

4.2.6

Phát triển các công nghệ mới

4.2.7

Vấn đề quản trị và kiểm soát tài chính

4.3 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG GIẢI PHÁP HTTTQL VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG

4.3.1

Khảo sát hiện trạng

4.3.2

Xác định nhu cầu và thiết lập các mục tiêu

4.3.3

Phân tích các yêu cầu chức năng, định nghĩa các khái niệm và kiến trúc

4.3.4

Mô hình hoá hệ thống và các giao tiếp

4.3.5

Xác định các vấn đề liên quan đến phát triển và quản trị dự án trong tương lai

4.4 THIẾT KẾ

4.4.1

Khả năng vận dụng các quy trình khoa học và công cụ trong thiết kế

4.4.2

Khả năng vận dụng các kiến kỹ thuật, khoa học và nghiệp vụ trong thiết kế

4.4.3

Thiết kế các quy trình nghiệp vụ tương lai

4.4.4

Thiết kế hạ tầng công nghệ thông tin

4.4.5

Thiết kế cơ sở dữ liệu

4.4.6

Thiết kế các quy trình xử lý, các giao tiếp và các quy tắc xử lý

4.4.7

Thiết kế các quy tắc quản trị chất lượng, cài đặt, giám sát và kiểm thử, an toàn hệ thống, bảo mật hệ thống, phát triển hệ thống

4.5 XÂY DỰNG

4.5.1

Lập kế hoạch xây dựng hệ thống

4.5.2

Quản lý quá trình xây dựng hệ thống

4.5.3

Sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các công cụ phát triển và quản trị dự án

4.5.4

Xây dựng và tích hợp các thành phần phần cứng và phần mềm

4.5.5

Giám sát, kiểm thử, xác nhận và chứng nhận hệ thống

4.6 TRIỂN KHAI

4.6.1

Lập kế hoạch triển khai, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả triển khai.

4.6.2

Xây dựng tài liệu và quy trình huấn luyện

4.6.3

Quản lý vòng đời của hệ thống

4.6.4

Quản trị vận hành hệ thống

4.6.5

Phát triển và cải thiện hệ thống


Khoa Hệ thống thông tin

 



[1] Thang Bloom

[2] Thang Bloom