Tổng quan về "Phát triển thị trường Thương mại điện tử"

  Hiện nay, mô hình kinh doanh trên toàn cầu đang dần thay đổi đáng kể với sự ra đời của ngành thương mại điện tử. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của thương mại điện tử. Nó đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế không chỉ bán sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng. Vậy nên, việc mở rộng và phát triển thị trường thương mại điện tử để có thể thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa cũng như tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn là rất quan trọng. Muốn nắm rõ công việc này hơn, chúng ta hãy tham khảo các mục dưới đây:
1.  Mô tả tóm tắt công việc:
Phát triển thị trường Thương mại điện tử là bao gồm các công việc sau:
→ Xây dựng kế hoạch tiếp cận và phát triển Thương mại điện tử
→ Mở trang web của doanh nghiệp
→ Tiếp thị trực tiếp trong Thương mại điện tử
→ Kế hoạch phát chuyển hàng trong Thương mại điện tử
→ Lựa chọn phương án thanh toán điện tử
→ Xây dựng, phát triển và duy trì website của doanh nghiệp
2.  Mô tả chi tiết công việc:
→ Xây dựng kế hoạch tiếp cận và phát triển Thương mại điện tử:
Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược tham gia TMĐT, phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, xác định mục đích và mục tiêu, phân khúc thị truờng và khách hàng mục tiêu, xác dịnh mô hình kinh doanh và chiến luợc thực hiện, sau đó mới làm kế hoạch triển khai thực hiện TMĐT.
Doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường TMĐT trong ngành hàng hoá dịch vụ của mình: đối tượng khách hàng tiềm năng trên mạng; mặt hàng hoá, dịch vụ nào thích hợp; Phân tích thị trường TMĐT của ngành hàng mình trong nước cũng như ngoài nước hiện tại và trong tương lai. Mỗi doanh nghiệp cần phân loại hai thị trường thị trường đầu vào là các nguyên liệu, công nghệ, máy móc phụ vụ sản xuất và kinh doanh. Thị trường đầu ra là sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp sẽ nhằm vào đối tượng khách hàng nào, dự báo tăng trưởng trong thời gian tới như thế nào.
Nghiên cứu thị trường bao gồm cả nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự có mặt của họ trên mạng, trình độ công nghệ sản xuất ra sản phẩm, phương án kinh doanh và kế hoạch tiếp thị của họ, hướng đầu tư của họ v.v. Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh của mình làm cơ sở cho việc xác định các bước đi cụ thể cho tham gia TMĐT.
→ Mở trang web của doanh nghiệp:
Website là một cửa hàng trực tuyến trên mạng của doanh nghiệp. Trên một website của doanh nghiệp có thể có nhiều trang web, mỗi trang web như là một quầy hàng chào bán các loại dịch vụ khác nhau. Trang đầu gọi là trang chủ (homepage). Khi tham gia TMĐT doanh nghiệp tất yếu phải tiến hành xây dựng cho mình website, tức là mở cửa hàng trực tuyến trên mạng.
Vấn đề đầu tiên của doanh nghiệp là thiết kế các trang web của mình. Việc thiết kế phải thể hiện rõ chiến lược tiếp thị, chiến lược sản phẩm và chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
Trang web phải thể hiện nổi bật các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Các trang web phải được tổ chức chặt chẽ, đơn giản và dễ sử dụng. Câu chữ trên trang web phải ngắn gọn, rõ ràng và thu hút người đọc. Trong mỗi trang web phải có khả năng liên hệ với nhau để người đọc có thể xem đi xem lại khi cần.
→Tiếp thị trực tiếp trong Thương mại điện tử:
Khi đã có một website, doanh nghiệp đã có một hình ảnh, một sự hiện diện trên của mình trên mạng. Doanh nghiệp phải coi website như là một một công cụ tiếp thị trực tuyến. Nó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu:
- Giúp khách hàng tìm đến qua mạng
- Thuyết phục khách hàng về các sản phẩm hay dịch vụ của mình
- Bán các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến
- Chia sẻ những thông tin thị trường
- Dễ dàng tìm kiếm đối tác trên mạng.
Một Website đơn giản nhất là có một trang, thường gọi là trang chủ để thông tin về doanh nghiệp. Trên trang Web nên gồm các thông tin: địa chỉ trang Web của công ty; địa chỉ bưu điện của công ty, điện thoại, fax, e-mail của công ty.
Khi tiến hành marketing trực tuyến, doanh nghiệp phải đầu tư, mở rộng Website, biến nó thành công cụ marketing trực tuyến. Website gây được chú ý, thuyết phục, dẫn dắt khách hàng giúp xây dựng lòng tin và lập quyết định cho các bước tiếp theo: mua trực tuyến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đặc điểm của marketing trực tuyến là mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, đáp ứng đến các yêu cầu hay giải đáp đến từng khách hàng, nó không phải là marketing chung chung.
→ Kế hoạch phát chuyển hàng trong Thương mại điện tử:
Khi triển khai TMĐT, doanh nghiệp phải tính đến giải pháp chuyển phát hàng cho khách hàng. TMĐT cho phép doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi rộng, kế hoạch phát chuyển hàng phải được xây dựng theo từng khu vực lãnh thổ, kế hoach xây dựng hệ thống kho hàng và quản lý hệ thống kho hàng một cách tối ưu. Vấn đề này sẽ phải tính toán dựa trên quy mô doanh nghiệp, chủng loại mặt hàng.
→Lựa chọn phương án thanh toán điện tử:
Thanh toán là khâu quan trọng nhất trong việc triển khai TMĐT. Có nhiều phương án thanh toán mà doanh nghiệp phải lựa chọn. Phương án thanh toán phụ thuộc không chỉ vào doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng. Khi tham gia TMĐT doanh nghiệp phải biết lựa chọn hình thức thanh toán và dự kiến các phương án thanh toán có thể:
- Thanh toán bằng tiền mặt
- Thanh toán bằng thẻ tín dụng hay chuyên dụng
- Thanh toán tiền điện tử
- Thanh toán chuyển tiền
- Thanh toán quốc tế…
Trên cơ sở xác định các hình thức thanh toán, doanh nghiệp phải thống nhất với Ngân Hàng quy trình thanh toán. Trình độ phát triển công nghệ thanh toán của Ngân Hàng ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình thanh toán của doanh nghiệp.
→ Xây dựng, phát triển và duy trì website của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp đa mở trang web trên mạng tức là đã mở một cửa hàng trên mạng để bắt đầu tham gia TMĐT. Đưa ra trang web đã khó, nhưng duy trì trang web còn khó hơn. Để phát triển TMĐT, doanh nghiệp phải có biện pháp duy trì, củng cố và phát triển trang web.
Duy trì trang web là duy trì một kênh tiếp thị trực tuyến với khách hàng trên mạng. Doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư nhân lực đủ để phát triển một kênh tiếp thị trực tuyến trên mạng như là một trong các kênh tiếp thị nếu không nói là phải có chú ý đặc biệt.
★ Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cho công việc ★
→ Yêu cầu về kiến thức
- Phân biệt được các kiến thức chuyên môn cơ bản về kinh doanh thương mại truyền thống và kinh doanh trên mạng.
- Vận dụng được các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh thương mại: đàm phán ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải, giao nhận và bảo hiểm hàng hóa trong lĩnh vực thương mại.
- Xác định và vận dụng được các phương thức, mô hình giao dịch điện tử, khai báo hải quan điện tử, thanh toán điện tử, marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh.
- Phân biệt được các ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu trong xây dựng website thương mại. Vận dụng các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin.
- Thông thạo ngoại ngữ Tiếng anh
→ Yêu cầu về kỹ năng
- Vận dụng các chính sách giao dịch Thương mại điện tử trong nước và quốc tế vào các hoạt động kinh doanh điện tử của các doanh nghiệp
- Có kỹ năng phân tích và dự báo hoạt động kinh doanh điện tử trong các doanh nghiệp
- Tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học vào các hoạt động giao dịch điện tử, marketing điện tử, kinh doanh điện tử, chứng thực và an toàn trong giao dịch điện tử; Tổ chức dữ liệu và phát triển các hệ thống giao dịch điện tử, quản trị các sàn giao dịch điện tử
- Sử dụng được tiếng Anh thương mại để tham gia các hoạt động kinh doanh trên mạng
- Thực hiện tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử
- Thiết kế, khai thác, sử dụng, bảo trì Website thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp hàng hoá trong nước và trên thế giới; tìm kiếm, phân tích thông tin thị trường trong nước và quốc tế; cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp với người mua trong nước và trên thế giới
- Một điều quan trọng là biết cách thức lấy và cung cấp thông tin trên mạng.
Các link đã tham khảo khi tìm hiểu về nghề nghiệp
- http://careerbuilder.vn/…/tiem-nang-va-co-hoi-lam-viec-cung…
- https://www.careerlink.vn/viec-lam/thuong-mai-dien-tu
- http://www.dkt.com.vn/tuyen-dung.html
- http://study.com/…/Career_Information_for_a_Degree_in_eComm…
- http://jobsearch.naukri.com/ecommerce-jobs
- http://www.indeed.com/q-Ecommerce-Supply-Chain-Manager-jobs…
- http://thuongmaidientunews.com/…/uploads/2015/09/thuong-mai…
https://www.careerlink.vn/viec-lam/thuong-mai-dien-tu